MÔ HÌNH NHÀ KÍNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

Nhà kính nông nghiệp là gì?

Nhà kính là tổ hợp kết cấu gồm khung giàn, màng lợp nilong, lưới chống côn trùng và các vật tư phụ kết hợp với nhau tạo thành nhà khép kín. Công dụng nhằm bảo vệ cây trồng trước những tác động của thời tiết và điều kiện ngoại cảnh tạo môi trường tốt cho cây sinh trưởng, phát triển, năng suất cao.

Ưu điểm của việc trồng rau trong nhà kính

Trồng rau trong nhà màng có khả năng hạn chế được nhiều loại sâu bệnh hại cho cây, kiểm soát được các yếu tố đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…). Do đó, sản phẩm sau khi thu hoạch luôn đảm bảo an toàn và đạt chất lượng.

Bảo vệ cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi như mưa, gió, bão,….

Tiết kiệm thời gian và nhân lực trong các khâu tưới nước, bón phân, làm cỏ, phun thuốc.

Năng suất tăng gấp 1,5 – 2 lần so với trồng truyền thống.

Mang-PE-8

 

Các mô hình nhà kính hiện nay

Nhà kính một cửa gió

Nhà kính 1 cửa gió được thiết kế với phần mái nhô lên theo dạng cung tròn lệch, phần chệnh lệch giữa 2 cung tròn hình thành cửa thông gió, lưu thông không khí trong và ngoài, làm mát nhà kính một cách tự nhiên.

Nhà kính 1 cửa gió có phần mái nhô lên giúp giảm hiệu ứng tăng nhiệt độ bên trong nhà kính, tăng phân tầng không khí, nhờ đó tăng được hiệu quả làm mát vào những thời điểm nhiều nắng, đồng thời kiểm soát tốt sự ngưng tụ của hơi nước.

cong-nghe-nha-kinh-4

Nhà kính hai cửa gió

Nhà kính hai cửa gió được thiết kế sao cho hai bên mái có độ cong bằng nhau nhưng đan lệch tạo thành cửa thông gió ở cả 2 bên đỉnh mái, 2 cửa thông gió này giúp giảm hiệu ứng tăng nhiệt độ bên trong nhà kính, tăng phân tầng không khí, nhờ đó tăng được hiệu quả làm mát vào những thời điểm nhiều nắng, đồng thời kiểm soát tốt sự ngưng tụ của hơi nước.

Mang-PE-8

 

Nhà kính mái vòm

Nhà kính mái vòm có phần mái được thiết kế theo hình vòng cung, kín, mục đích nhằm giảm nhiệt độ, tạo điều kiện thuận lợi khác với môi trường bên ngoài.

 

Những vật liệu để làm nhà kính

Màng lợp PE nhà kính:

Màng nilon nhà kính là sản phẩm màng nhựa dẻo Polyethylene (PE) chuyên dụng để lợp nhà kính trồng rau, hoa giúp tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp công nghệ cao với các ưu điểm:

Hạn chế ảnh hưởng của tia cực tím gây hại cho cây và người trồng trọt.

Duy trì sự bình ổn nhiệt độ bên trong nhà kính khi khí hậu thay đổi.

Hạn chế tối đa ảnh hưởng của gió, mưa, bão.

Ngăn chặn sự xâm hại của sâu bệnh, côn trùng.

Lưới chống côn trùng:

Lưới chắn côn trùng là loại lưới có cấu tạo đặc biệt với tác dụng ngăn chặn côn trùng gây hại cho cây trồng, giảm bớt các tác nhân gây hại như bụi, gió, các loại nấm từ bên ngoài thâm nhập vào bên trong nhà kính. Ngoài ra, lớp lưới chắn côn trùng còn giúp không khí lưu thông, hạ nhiệt độ bên trong nhà kính.

Sử dụng lưới sẽ ngăn ngừa các loại sâu bệnh như ruồi vàng, ong, rầy, bọ… từ bên ngoài xâm nhập vào. Từ đó hạn chế việc phun xịt thuốc hóa học lên cây trồng, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, nếu có phát sinh dịch bệnh trong vùng trồng trọt, nhà lưới sẽ giúp kiểm soát tình hình dịch bệnh một cách hiệu quả hơn, tránh tình trạng bùng phát tràn lan.

Hệ thống tưới

Hệ thống tưới nhỏ giọt là một hệ thống tưới tiết kiệm nước bằng cách cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ của nhiều loại cây khác nhau hoặc nhỏ lên bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng có rễ, thông qua một mạng lưới gồm các bộ điều khiển tưới, đường ống, các loại đầu tưới, co nối…

Tiết kiệm nước: Thông qua việc cung cấp từng lượng nước nhỏ qua các điểm tưới (emitters), tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước một cách tối đa, tránh thất thoát nước.

Tiết kiệm phân bón: Bằng phương pháp bón tưới kết hợp bón các loại phân bón tan trong hệ thống tưới nhỏ giọt, lượng phân được phân bổ đều với liều lượng vừa đủ trong khu vực bộ rễ của cây trồng, giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ và tránh lãng phí vì nhiều nguyên nhân: Rửa trôi, thẩm thấu sâu xuống tầng đất, hay lượng phân cung cấp không đều giữa các gốc.

Tiết kiệm chi phí nhân công: Tưới nhỏ giọt giúp giảm chi phí nhân công so với phương pháp tưới thủ công thông thường. Đồng thời, tưới nhỏ giọt dễ dàng kết hợp với công nghệ tự động hóa, cơ giới hóa giúp giảm tối đa rủi ro và chi phí liên quan đến nhân công, tăng sự chính xác cho hoạt động canh tác.

Duy trì độ ẩm cho đất: Tưới nhỏ giọt theo chương trình tưới phù hợp giúp duy trì độ ẩm đất theo nhu cầu của cây, giúp cây sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, năng suất cao.

Lượng nước và phân bón phân bổ đều: Các điểm tưới nhỏ giọt thường có lưu lượng cố định nên luôn đảm bảo lượng nước tưới và phân bón đồng đều trong các lần tưới khác nhau và trên các cây trồng trong cùng khu vực tưới. Điều này giúp cây trồng phát triển đồng đều, khỏe mạnh, năng suất đồng đều và giảm hư hại, thất thoát.

Giảm bệnh hại cây trồng: Tưới nhỏ giọt giúp hạn chế hiện tượng ngập úng vùng rễ, đảm bảo rễ cây có thể hô hấp và phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, giảm sự phát triển của nấm bệnh sinh sôi, phát triển do độ ẩm cao.

Giảm chi phí thuốc trừ cỏ: Hệ thống tưới nhỏ giọt chỉ cung cấp nước tại các điểm tưới cố định và thường tập trung tại vùng rễ cây, nên hạn chế được sự phát triển của cỏ dại xung quanh.

 

 


HOÀNG DƯƠNG GT- Đi cùng nông nghiệp Việt

Hotline: 0931715333

Facebook: Nhà Màng Tiên Phong

Email: nhamangtienphong@gmail.com

Văn phòng: Khu Đấu Giá Tứ Hiệp, Thanh Trì, TP Hà Nội

Comments Facebook

Keywords:

Bài viết sau đó THÔNG TIN LIÊN HỆ